Đường tích lũy/phân phối là gì? – Accumulation/distribution

Đường tích lũy/phân phối (Accumulation/distribution) được xem là một trong những chỉ báo kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư ưa dùng trong việc xác định dòng tiền ra và dòng tiền vào của một cổ phiếu. Trong bài viết này, mời các nhà đầu tư hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu về Accumulation/distribution là gì và sử dụng như thế nào cho hiệu quả trong việc đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư nhé!

Định nghĩa

Đường tích lũy/phân phối  dịch từ tiếng Anh là Accumulation/distribution (viết tắt là A/D) – là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều trong thị trường chứng khoán. Trong đó, các chuyên gia sẽ dựa vào khối lượng và giá của một cổ phiếu để có thể đánh giá được dòng tiền vào và dòng tiền ra của cổ phiếu đó. Tương tự như OBV (chỉ báo cân bằng khối lượng), nhưng có một điểm ở chỉ báo A/D đó là ngoài xem xét mức giá đóng cửa của cổ phiếu trong khoảng thời gian cụ thể thì A/D còn xem xét đến cả phạm vi giao dịch và vị trí của mức giá đóng cửa nằm trong phạm vi giao dịch đó. 

Khái niệm về đường tích lũy/phân phối.

Khái niệm về đường tích lũy/phân phối.

Công thức tính Accumulation/distribution

Chỉ báo tích lũy/phân phối được tính bằng công thức:

MFM = [(Close – Low) – (High – Close)] / (High – Low)

Trong đó ta có:

  • MFM: Hệ số nhân dòng tiền (Money Flow Multiplier)
  • Close: Giá đóng cửa
  • Low: Giá thấp nhất trong phiên giao dịch
  • High: Giá cao nhất trong phiên giao dịch

 

MFV = MFM X PV

 

Trong đó ta có:

  • MFV: Khối lượng dòng tiền (Money Flow Volume)
  • PV: Khối lượng giao dịch trong phiên hiện tại (Period Volume)

 

A/D = Previous A/D + CMFV

 

Trong đó ta có:

  • A/D: Mức tích lũy/phân phối trong phiên hiện tại
  • Previous A/D: Mức tích lũy/phân phối tại phiên trước đó
  • CMFV: Khối lượng dòng tiền trong phiên giao dịch hiện tại (Current period Money Flow Volume)

 

Cách tính chỉ số A/D

Có 4 bước để tính chỉ số tích lũy/phân phối:

  • Bước 1: Tính hệ số nhân của dòng tiền. Để thực hiện bước này một cách chuẩn xác, chúng ta cần lưu ý các giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch gần nhất.
  • Bước 2: Tính khối lượng dòng tiền bằng cách dùng hệ số nhân và khối lượng của phiên hiện tại.
  • Bước 3: Sau khi tính được khối lượng dòng tiền ở bước trên, chúng ta cộng thêm vào giá trị A/D trước đó.
  • Bước 4: Khi kết thúc mỗi phiên giao dịch, chúng ta lặp lại quy trình và thực hiện cộng – trừ khối lượng dòng tiền mới vào – ra với tổng số A/D trước đó.

Ứng dụng chỉ báo A/D trong phân tích xu hướng giá.

Ý nghĩa của đường A/D trong thị trường chứng khoán

Dựa vào đường A/D tích lũy/phân phối, các nhà đầu tư có thể xác định được các yếu tố như xu hướng giá, tín hiệu đảo chiều, tâm lý thị trường, cụ thể như sau:

Dựa vào A/D để xác định xu hướng giá:

Nhà đầu tư có thể dựa vào đường A/D để có thể xác định xu hướng của giá như sau:

  • Giá có xu hướng tăng khi A/D tăng, làm giá và khối lượng tăng theo.
  • Ngược lại, giá có xu hướng giảm  khi A/D giảm, giá và khối lượng sẽ giảm theo.

Dựa vào A/D để xác định tín hiệu đảo chiều của thị trường:

Để có thể dựa vào chỉ báo A/D để dự đoán tín hiệu đảo chiều của giá một cách chính xác hơn, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố như phân kỳ, hội tụ giữa đường A/D và giá của thị trường.

  • Trường hợp giá đang trong xu hướng tăng, và chỉ báo A/D đang đi xuống cho ta thấy thị trường đang chịu một áp lực bán và giá sẽ có xu hướng đảo chiều giảm, được gọi là phân kỳ âm.
  • Trường hợp giá đang giảm và đường A/D đang có đà tăng lên, lúc này thị trường đang có áp lực mua dẫn đến giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng lên.

Dựa vào A/D để xác định tâm lý thị trường và hành vi của các nhà đầu tư:

Theo khái niệm, chỉ báo A/D thể hiện dòng tiền vào và ra của thị trường. Do đó, dựa vào giá và khối lượng thì A/D có thể cho chúng ta nhận xét được tâm lý của thị trường hiện tại.

Kết luận

Nói tóm lại, đường tích lũy/phân phối – A/D (Accumulation/distribution) là một trong những bí kíp lợi hại đối với các nhà đầu tư. Khi đã nắm chắc được các ý nghĩa cũng như cách sử dụng chỉ báo này, YSradar hy vọng các nhà đầu tư có thể xác định chính xác hơn về tâm lý, diễn biến thị trường, các tín hiệu đảo chiều cũng như xu hướng giá. Tuy nhiên, để có độ chính xác cao hơn, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ báo này cùng với những biểu đồ, chỉ báo tiêu biểu khác để có thể phân tích một cách tốt hơn. Cùng theo dõi Yuanta Việt Nam để cập nhật những thông tin tài chính, chứng khoán mới nhất nhé!

 

Chia sẻ: clipboard facebook twitter goolge linkedin