Đường SMA là gì? Cách áp dụng đường SMA hiệu quả trong chứng khoán

Khi phân tích kỹ thuật trong chứng khoán, bạn sẽ phải làm quen với đường SMA. Đây là đường chỉ báo kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Vậy đường SMA là gì? Cách áp dụng đường này trong chứng khoán như thế nào? YSradar sẽ giải đáp qua bài viết này.

Đường SMA là gì?

Đường SMA (viết tắt của Simple Moving Average) được hiểu là đường trung bình động giản đơn. Đường SMA là chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong chứng khoán đặc biệt hiệu quả trong các giao dịch ngắn hạn. Đây là đường nối các điểm trung bình cộng của giá đóng cửa trong thời gian nhất định sau khi đã loại bỏ các biến bất thường.

SMA là đường đơn giản nhất trong các loại đường trung bình động nhưng mang lại hiệu quả cao bởi nó có khả năng lọc các loại thông tin gây nhiễu mang lại dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, đường SMA có độ trễ nhất định bởi nó dùng để phân tích số liệu trong quá khứ. 

Do đó, các nhà đầu tư chỉ nên xem đây là nguồn tham khảo cho những dự đoán trong tương lai. Khi mới bắt đầu tiếp xúc với chứng khoán, đường SMA là khởi đầu tốt giúp bạn nhạy với dữ liệu về giá hơn.

Các loại đường SMA phổ biến

Trong chứng khoán, đường SMA được xác định có 3 loại phổ biến đó là: đường SMA ngắn hạn, đường trung hạn và đường dài hạn. Tùy vào từng loại đường sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Đường SMA ngắn hạn

Đường SMA ngắn hạn sử dụng dữ liệu của các phiên giao dịch ngắn trong lịch sử. Đây là đường phù hợp để các nhà đầu tư giao dịch theo hình thức scalping hoặc day-trading. Đường SMA ngắn hạn bao gồm các đường SMA10, SMA12 hoặc SMA20. Tuy nhiên, đối với trường hợp thị trường có biến động mạnh thì đường SMA ngắn hạn sẽ dự báo không chính xác.

Ví dụ về đường SMA dự báo trong ngắn hạn

Ví dụ về đường SMA dự báo trong ngắn hạn

Đường SMA trung hạn

Loại đường SMA trung hạn sử dụng dữ liệu phân tích chính xác hơn đường ngắn hạn tuy nhiên lại có độ trễ nhiều hơn nên bạn hãy thật cân nhắc khi sử dụng. Đường SMA trung hạn thích hợp dùng để phân tích dữ liệu khung thời gian dài. Đây là loại đường bao gồm các đường SMA50, SMA70, SMA90.

Đường SMA dài hạn

Đường SMA dài hạn gồm các đường SMA200, SMA250, SMA500. Loại đường này phân tích dữ liệu một cách đầy đủ trong thời gian dài và đáng tin cậy hơn đường SMA ngắn hạn và trung hạn. Đường SMA dài hạn thích hợp dùng để phân tích các dữ liệu dài vài tháng đến vài năm.

Các loại đường SMA đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Sử dụng đường SMA để phân tích loại dữ liệu phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Bạn cần linh hoạt sử dụng các loại đường này trong hoàn cảnh phù hợp.

Ý nghĩa của đường SMA trong phân tích kỹ thuật

Đường SMA được vận dụng nhằm để phân tích các dữ liệu trong quá khứ để dự đoán mức giá trong tương lai. Đây là công cụ đắc lực giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội tốt khi mua cổ phiếu. Dưới đây là những lợi ích mà đường SMA mang lại trong phân tích kỹ thuật:

Tìm ra điểm vào lệnh chốt thời điểm đầu tư sinh lời

Nhờ đường dự báo SMA mà các nhà đầu tư có thể nhận biết thời điểm để vào lệnh chính xác nhằm hạn chế rủi ro lỗ vốn và chốt lời thành công. Bạn cũng có thể đưa ra chiến lược phù hợp với bản thân nhờ vào điểm giao giữa các đường SMA.

Đường SMA giúp các nhà đầu tư nhận biết thời điểm sinh lời chính xác

Đường SMA giúp các nhà đầu tư nhận biết thời điểm sinh lời chính xác

Nhận biết xu hướng thị trường

Nhờ vào đường SMA, các nhà đầu tư có thể đoán được xu hướng thị trường nhờ vào những đường cắt nhau trên đồ thị. Điều này có thể được xác định dễ dàng. Nếu bạn quan sát thấy đường SMA cắt nhau đi lên thì có thể kết luận rằng giá đang trong xu hướng tăng. Ngược lại nếu đường SMA cắt xuống nghĩa là giá đang trong xu hướng giảm và bạn không nên đầu tư.

Xác định kháng cự và hỗ trợ

Đường SMA có thể đóng vai trò xác định đường kháng cự và hỗ trợ động. Nếu bạn quan sát thấy giá đang trên đường SMA nhưng đột nhiên giảm xuống và đi lên nhiều lần thì đây là hỗ trợ động. Ngược lại, nếu giá ở dưới đường SMA, chạm vào đường này và đi xuống thì đây là đường kháng cự động.

Cách tính đường SMA

Bạn có thể áp dụng công thức tính đường SMA đơn giản sau:

SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/N

Trong đó, P là mức giá đóng cửa trong mỗi chu kỳ. Số 1,2,3,… biểu thị cho số thứ tự phiên gần nhất tính từ số 1. N là số ngày hoặc số phiên giao dịch thể hiện cho chu kỳ biến động khi giao dịch.

Ví dụ mức giá đóng cửa của 5 phiên gần nhất cổ phiếu như sau:

  • 15/10: 152.000đ/cp
  • 16/10: 150.000đ/cp
  • 17/10: 153.000đ/cp
  • 18/10: 155.000đ/cp
  • 19/10: 161.000đ/cp

Khi có dữ liệu trên, ta sẽ tiến hành tính toán và áp dụng công thức như sau:

SMA 5= (152.000+150.000+153.000+155.000+161.000)/5= 154.200đ/cp

Có nên sử dụng đường SMA trong giao dịch?

Tùy vào thị trường và loại cổ phiếu bạn giao dịch mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn đường SMA hoặc các đường khác để giao dịch được hiệu quả. Nếu loại cổ phiếu bạn đầu tư ít có sự biến động thì dùng đường SMA sẽ giúp bạn tiên đoán chính xác và đầu tư sinh lời cao hơn. Ngược lại nếu giao dịch trên thị trường không ổn định, thường có biến động thì bạn nên cân nhắc không dùng đường SMA để tránh lỗ vốn đầu tư.

Trong giao dịch bạn nên cân nhắc sử dụng đường SMA nếu thị trường ít biến động

Trong giao dịch bạn nên cân nhắc sử dụng đường SMA nếu thị trường ít biến động

Hy vọng qua bài viết này, YSradar đã giúp bạn hiểu rõ về đường SMA và cách dùng đường SMA trong giao dịch hiệu quả. Đây là công cụ không thể thiếu giúp bạn dự đoán xu hướng thị trường chính xác mang lại cơ hội đầu tư có giá trị cao.

Chia sẻ: clipboard facebook twitter goolge linkedin