Độ sâu thị trường (Depth of Market) – cơ chế hoạt động trên thị trường tài chính

Độ sâu thị trường (Depth of Market) –  cơ chế hoạt động trên thị trường tài chính

Độ sâu thị trường (Depth of Market) là cơ sở để nhà đầu tư có thể nhìn ra được thị trường đang tiềm năng hay đang rủi ro. Phân tích độ sâu thị trường giúp bạn có thể đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến các hành vi thao túng giá Price Action khi quan sát biểu đồ độ sâu thị trường.

Độ sâu thị trường là gì

Độ sâu thị trường có tên tiếng anh là Depth of Market – thuật ngữ viết tắt là DOM là một công cụ hiển thị các dữ liệu liên quan đến khớp lệnh mua và bán của các cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền điện tử trên thị trường chứng khoán. Do đó nó còn có tên gọi là sổ lệnh và được xem là dữ liệu cấp 2. 

Độ sâu thị trường (Depth of Market) sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến nhu cầu mua hoặc bán cổ phiếu. Từ đó, nó sẽ hình thành bức tranh ảo về lượng cung và lượng cầu của thị trường chứng khoán.

Độ sâu thị trường phản ánh được tính thanh khoản của chứng khoán

Độ sâu thị trường phản ánh được tính thanh khoản của chứng khoán

Các yếu tố cấu thành độ sâu thị trường bao gồm giá bán và giá mua, số lượng sẵn có ở mỗi mức giá. Nó sẽ cung cấp cho bạn các dữ liệu liên quan trong một thời gian thực nhất định. Các dữ liệu về độ sâu thị trường (Depth of Market) sẽ được thay đổi theo liên tục. Do đó, các cá nhân chơi cổ phiếu họ phải luôn quan sát sự thay đổi của thị trường trước khi đưa ra bất kỳ quyết định giao dịch nào.

Hiểu được độ sâu thị trường là gì sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư vận dụng độ mạnh yếu của độ sâu thị trường mà đưa ra các quyết định cho phù hợp. Các dữ liệu của độ sâu thị trường được các sàn chứng khoán cung cấp miễn phí để các nhà đầu tư dùng để tham khảo thực hiện các chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Biểu đồ độ sâu thị trường (Depth of Market) là gì

Biểu đồ độ sâu thị trường là một công cụ để các nhà đầu tư nhận diện được tiềm năng thị trường. Do đó, bạn cần biết phân tích biểu đồ DOM để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt

Biểu đồ độ sâu thị trường (Depth of Market)

Các dữ liệu về độ sâu thị trường (Depth of Market) được thể hiện trên biểu đồ, còn gọi là biểu đồ độ sâu. Nếu bạn biết cách nhìn biểu đồ độ sâu thị trường thì bạn sẽ có thể biết được các thông tin cung và cầu của các loại cổ phiếu tại các thời điểm khác nhau. Hiển thị các số liệu cho thấy được tính thanh khoản và khối lượng của cổ phiếu. 

Biểu đồ độ sâu thị trường

Biểu đồ độ sâu thị trường

Nhắc đến biểu đồ độ sâu thị trường là cơ sở để bạn tham khảo các chỉ số về lệnh mua bán kiến tại mỗi thời điểm và mỗi giá tương ứng. Đây là biểu đồ trực quan từ các sàn chứng khoán cung cấp cho người chơi.

Cách xem biểu đồ độ sâu thị trường (Depth of Market)

Bạn cần biết cách đọc các chỉ số và ý nghĩa của các dữ liệu trên biểu đồ độ sâu thị trường. Một biểu đồ độ sâu hoàn chỉnh bao gồm các dữ liệu hai bên trục tung và trục hoành của biểu đồ. Hai trục tung đại diện cho bên bán và bên mua các chứng khoán. Tại mỗi thời điểm của giá nó sẽ tương ứng với khối lượng dự kiến bán hoặc mua. Nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ chệnh lệch ở đây để xác định được độ sâu thị trường mạnh hay yếu.

Cơ chế hoạt động của độ sâu thị trường (Depth of Market)

Độ sâu thị trường (Depth of Market) hoạt động dựa trên các dữ kiện đặt lệnh mua và bán của nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định. Từ đó hiển thị được lượng cung và cầu dự kiến ở các mức giá khác nhau. Hay nói một cách dễ hiểu độ sâu thị trường sao chép lại tất cả các lệnh của các nhà đầu tư.

Cơ chế hoạt động của DOM dựa trên lệnh mua và lệnh bán

Cơ chế hoạt động của DOM dựa trên lệnh mua và lệnh bán

Theo đó, trước khi bắt đầu lên sàn các nhà đầu tư sẽ tiến hành đặt các lệnh mua và bán được định giá theo mong muốn và sở thích của họ. Độ sâu thị trường (Depth of Market) sẽ tổng hợp sao chép lại tất cả các lệnh từ người mua và người bản. Nó sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu để có thể phác họa thành biểu độ khớp với lệnh mua và lệnh bán tại các mức giá tương ứng. 

Giá bán và giá mua chứng khoán dựa vào giá mua và số lượng tương ứng mà người mua có thể ra. Kết hợp với nhu cầu số lượng chứng khoán bán ra và giá chứng khoán tương ứng.

Từ những số liệu về lượng cung và lượng cầu sẽ cho bạn thấy được độ thanh khoản mà loại chứng khoán bạn mua là cao hay thấp. Bạn có thể ra nhìn ra được hướng đi của thị trường và độ rủi ro của các loại cổ phiếu.

Tính thanh khoản là một trong yếu tố quyết định có nên đặt lệnh mua một loại chứng khoán hay không. Độ sâu thị trường (Depth of Market) sẽ cho thấy được sự thay đổi lớn về giá khi mà cầu hoặc cung tăng. Nếu như một cá nhân xuống tay mua một lượng lớn cổ phiếu mà gây ra sự thay đổi lớn về giá tức là độ sâu thị trường thấp.

DOM là cơ sở để xác định tính thanh khoản

DOM là cơ sở để xác định tính thanh khoản

Sổ lệnh sẽ cung cấp các thông tin tương thích từ lệnh bán và lệnh mua. Nó được khớp nối với nhau tại những mức giá và trong một khoản thời gian nhất định. Kích thước các lệnh bán và mua được tập hợp lại để tạo thành các chuyển động. Các chuyển động này càng lớn thì việc mua một lượng lớn cổ phiếu lớn cổ phiếu sẽ làm biến động cả thị trường. Do đó, thường xuyên xuất hiện các Price Action.

Mục đích của phân tích Độ sâu thị trường (Depth of Market)

Độ sâu thị trường (Depth of Market) là một biểu thị trực quan về lượng cung và lượng cầu của các loại chứng khoán. Theo biểu đồ độ sâu thị trường sẽ cho bạn biết được mức giá bán và mua tốt nhất tại một thời điểm. Chính vì những lý do này mà chúng ta sẽ xác định được tính thanh khoản của loại chứng khoán và đánh giá được các mức độ rủi ro khi giao dịch. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn hiểu được chính xác biểu đồ độ sâu thị trường.

Bạn cần quá tâm đến các chỉ số về giá và khối lượng khi phân tích DOM

Bạn cần quá tâm đến các chỉ số về giá và khối lượng khi phân tích DOM

Phát hiện giá và tính minh bạch của thị trường 

Độ sâu thị trường(Depth of Market) biểu thị các thông tin về mức giá tại các mức cung cầu. Sàn chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư xem sổ lệnh miễn phí một cách công khai. Từ việc xác định các lệnh mua và bán mà nhận thấy được tính thanh khoản của toàn thị trường cũng như các tiềm ẩn rủi ro trong giao dịch của họ.

Tính minh bạch của thị trường giúp bạn xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự của chứng khoán. Biết được thị trường có đang bị các tổ chức cá nhân thao túng tâm lý hay không. Độ sâu thị trường tăng cường tính minh bạch bằng cách cung cấp khả năng hiển thị về tình trạng hiện tại của thị trường, cho phép người tham gia đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên mức cung và cầu hiện có.

DOM cung cấp cho bạn thông tin về thời gian một cách liên tục

DOM cung cấp cho bạn thông tin về thời gian một cách liên tục

Đánh giá độ sâu và tính thanh khoản của thị trường 

Độ sâu thị trường (Depth of Market) xác định được tính thanh khoản cao hay thấp của một loại chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể quyết định dựa trên yếu tố này. Biểu đồ độ sâu thị trường hiển thị sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua  lớn cho thấy được độ sâu thị trường thấp. Điều đó suy ra được tính thanh khoản của công cụ thị trường đó không cao. Nếu như có một tổ chức mua một lượng lớn chứng khoán nó sẽ gây áp lực lên xu hướng của thị trường. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư cảm thấy rủi ro khi độ sâu thị trường ở mức thấp. Ngược lại, nếu độ sâu thị trường ở mức cao thì tính thanh khoản cao hơn, lượng chênh lệch giá mua và bán thấp hơn.

Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự – giao dịch hiệu quả hơn

Độ sâu thị trường (Depth of Market) hiển thị thông tin về mức giá cao nhất có thể mua một loại chứng khoán. Cũng như xác định mức giá thấp nhất có thể bán ra. Đây được rồi là các mức hỗ trợ và kháng cự. Từ các mức này giúp nhà đầu tư đánh giá được nhu cầu mua và bán.

Bạn cần biết điểm hỗ trợ - kháng cự của chứng khoán

Bạn cần biết điểm hỗ trợ – kháng cự của chứng khoán

Phân tích tâm lý thị trường – đánh giá sự mất cân bằng cung và cầu

Biểu đồ độ sâu thị trường (Depth of Market) sẽ cho bạn biết được suy nghĩ của các nhà đầu tư thông qua lệnh bán và lệnh mua được tổng hợp. Tình hình kinh tế chính trị hoặc hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ tác động đến tâm lý đám đông của thị trường. Thị trường có thể lạc quan hoặc bi quan dựa vào mức giá bán và mức giá mua vào dự kiến được đặt ra. Ví dụ , tổng lệnh bán ở mức giá cao cho thấy các nhà đầu tư đang có tâm lý lạc quan về thị trường.

Dựa vào sự chênh lệch lớn giữa cán cân cung và cầu của thị trường mà bạn gợi ý cho bạn được tiềm năng trong tâm lý thị trường có biến động lớn. Cán cân giữa lượng mua và bán mất cân đối tại các mức giá sẽ dẫn đến các áp lực từ hành vi  thao túng thị trường.

Các chỉ số về giá và Bid volume rất quan trọng trong biểu đồ DOM

Các chỉ số về giá và Bid volume rất quan trọng trong biểu đồ DOM

Hướng dẫn cách sử dụng dữ liệu Depth of Market như thế nào là hiệu quả

Dù là nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn đều phải phân tích biểu đồ DOM. Dưới đây là cách mà các nhà đầu tư vận dụng độ sâu thị trường

Đầu tư ngắn hạn Scalping

Độ sâu thị trường (Depth of Market) đánh giá sự thay đổi nhỏ giữa lượng cung và lượng cầu tại các thời điểm thực trong ngày. Theo đó, đầu tư ngắn hạn là việc đưa ra các quyết định đầu tư trong ngày và mang đến lợi nhuận thấp. DOM là một công cụ hữu ích giúp cho các nhà đầu tư đánh giá nhanh chóng hướng đi của thị trường trong thời gian ngắn.

Họ sẽ dự kiến các lệnh mua và bán sẽ khớp. Từ đó, hình dung được cơ chế thị trường và tính thanh khoản của các loại chứng khoán đang dự định đầu tư.

Đối với đầu tư ngắn hạn thì tính thanh khoản là yếu tố quan trọng để xuống tay mua hoặc bán cổ phiếu hay không. Thị trường luôn biến động không ngừng nên độ sâu thị trường (Depth of Market) là công cụ hiệu quả để nhận biết được tính thanh khoản tốt hay không. Các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ phân tích các lệnh bán và mua khớp để có thể xác định được tiềm năng của giao dịch.

Biết ý nghĩa các thuật ngữ trong DOM để có thể đoán được xu hướng thị trường

Biết ý nghĩa các thuật ngữ trong DOM để có thể đoán được xu hướng thị trường

Nhà đầu tư ngắn hạn sẽ đánh giá sự biến động biên độ về giá giữa bên bán và bên mua. Họ xác định được mức độ hỗ trợ và kháng cự để tìm ra được đâu là rào cản hoặc cơ hội giao dịch trong ngày. Nó giúp bạn có thể thoát vị trí, chốt lãi hoặc đặt lệnh cắt lỗ một cách kịp thời.

Đầu tư dài hạn

Đầu tư dài hạn là việc mà bạn tham gia vào thị trường trong một khoảng thời gian dài và mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư lướt sóng. Bạn nhìn vào cơ chế của độ sâu thị trường thì thoạt thấy nó không tác động đến đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác mà bạn có thể tận dụng được độ sâu thị trường (Depth of Market) để thoát vị trí một cách an toàn.

Bạn sẽ biết được thời điểm mua và bán một cách tốt nhất qua DOM

Bạn sẽ biết được thời điểm mua và bán một cách tốt nhất qua DOM

Các nhà đầu tư dài hạn cũng đánh giá tiềm năng đầu tư dựa trên tính thanh khoản của chứng khoán. Mặc dù nó chỉ là một lát cắt nhanh chóng về sự chênh lệch giá. Tuy nhiên, họ có thể tổng hợp sự biến động lặp đi lặp lại của các biểu đồ độ sâu thị trường (Depth of Market) để xác định được sự an toàn của danh mục đầu tư dài hạn Tính thanh khoản kết hợp với các yếu tố ngoại vi là một phương pháp giúp nhà đầu tư dài hạn đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.

Nhà đầu tư tận dụng mức hỗ trợ và kháng cự để quyết định đặt lệnh mua và bán ở mức tốt nhất về giá. Thông qua việc đánh giá độ sâu của thị trường mà nhà đầu tư sẽ tránh được các rủi ro về hành vi thao túng tâm lý thị trường.

Nhà đầu tư dài hạn thường thực hiện các giao dịch và đặt lệnh lớn. Do đó, họ có thể xem xét độ sâu thị trường cao hay thấp để đánh giá lệnh mua bán của mình tác động đến thị trường như thế nào.

Độ sâu thị trường (Depth of Market) là một trong những dữ liệu cung cấp cho người chơi biết được tính thanh khoản của các loại chứng khoán trong một khoảng thời gian ngắn. Họ có thể tận dụng điều này để đưa ra các quyết định đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. 

Chia sẻ: clipboard facebook twitter goolge linkedin