Chỉ số sợ hãi VIX(CBOE Volatility) và mối tương quan với thị trường chứng khoán

Chỉ số sợ hãi VIX(CBOE Volatility) và mối tương quan với thị trường chứng khoán

VIX (CBOE Volatility)  là một chỉ báo rất nổi tiếng, còn được nhắc đến dưới cái tên chỉ số đo lường nỗi sợ hãi và lòng tham. Đây là một chỉ số khá là uy tín, thước đo chính xác, được đón nhận rộng rãi trong việc dự đoán giao động của thị trường vốn.

Tổng quan giới thiệu về VIX (CBOE Volatility)

Chỉ số VIX hay còn gọi là CBOE Volatility Index, là một công cụ tài chính quen thuộc, dùng để đo đạc tâm lý của phần lớn các nhà đầu tư. Từ đó ta có thể dựa vào chỉ số này, để dự đoán trước xu hướng tương lai của thị trường chứng khoán.

Xuất xứ của chỉ số VIX

Chỉ báo VIX bắt đầu xuất hiện và được mọi người biết đến đầu tiên là trúng vào năm 1993. Trước đó chỉ số này được hai người Dan Galai cùng Menachem Brenner nghiên cứu và đề xuất để tạo ra chỉ số biến động. 

Chỉ số VIX(Cboe Volatility) trên thị trường là gì? 

Chỉ số VIX(Cboe Volatility) trên thị trường là gì? 

Cũng vào thời gian này, tổ chức CBOE (Chicago Board Option Exchange) đã chỉ định nhà tư vấn giao dịch chứng khoán Bob Whaley. Nhằm mục đích để tính toán giá trị  biến động của thị trường dựa trên chỉ số này. Ông đã dùng số dữ liệu thị trường quyền chọn các chỉ mục, từ đó ông cung cấp cho tổ chức này các tính toán chỉ số VIX từ tháng 1 năm 1986 đến tháng 5 năm 1992.

Khái niệm của VIX (CBOE Volatility)

Chỉ số VIX giúp đo lường biến động chung hoạt động mua và bán của thị trường. Sử dụng VIX nhằm tính toán biến động dự đoán 30 ngày kế tương lai của thị trường. Giá trị VIX được tính bằng việc dùng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu của công ty thuộc chỉ số này.

Cho đến năm 2004, người ta bắt đầu đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai và các quyền chọn chỉ số VIX. Giá trị VIX nếu trên 30 thường thể hiện thị trường có mức biến động cao, và dưới 20 thể hiện thị trường có biến động thấp.

Cách tính giá trị của chỉ báo VIX

Giá trị của chỉ số VIX phản ảnh nhiều hay ít biến động theo tỷ lệ phần trăm, giá của nó giao động từ 0 cho đến 100. Công thức của VIX là công thức suy ra mức độ biến động dự đoán bằng cách tìm giá trị trung bình của các mức giá có trọng số, của các quyền chọn bán, chọn mua hết tiền.

Tóm lại, ta có công thức chỉ chỉ báo sợ hãi này:

Công thức để tính chỉ số VIX(CBOE Volatility) 

Công thức để tính chỉ số VIX(CBOE Volatility) 

Trong đó:

  • R là tỷ lệ không rủi ro trên thị trường
  • T là tỷ số trung bình của 30 ngày
  • P(K), C(K) là giá đặt cho lệnh put và Call tại giá call đặt trước 
  • F là giá chuyển tiếp 30 ngày trên chỉ số S&F 500

Ý nghĩa của chỉ số sợ hãi VIX (CBOE Volatility)

Các nhà đầu tư đều biết yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư tài chính. Hai kiểu trạng thái đối lập chung thường thấy nhất chính là sự sợ hãi và lòng tham. Hai trạng thái tuy đối lập nhưng là yếu tố quan trọng tác động đến hành động mua và bán của các nhà đầu tư. Và từ đó, VIX ra đời với ý nghĩa là “dự báo thời tiết” của thị trường. 

Ý nghĩa của chỉ số sợ hãi VIX(CBOE Volatility)

Ý nghĩa của chỉ số sợ hãi VIX(CBOE Volatility)

Nhìn vào VIX chúng ta có thể dự đoán được thị trường đang có nhiều tích cực hay là thị trường đang đi xuống. Từ đó có thể suy ra phần lớn các nhà đầu tư đang tỏ ra sợ hãi hay đang vui mừng. Dựa vào giá trị của chỉ số VIX, tiếp tục điều chỉnh các chiến lược đầu tư phù hợp mà không còn phải lo sợ, bối rối.

Ngữ cảnh sử dụng của chỉ báo VIX

Khi các nhà đầu tư cảm nhận thị trường có diễn biến xấu, từ đó họ sẽ đưa ra quyền chọn bán (put option). Để có thể bảo hiểm hoặc bảo vệ phần nào tài sản cổ phiếu của mình trong thời điểm đó. Nhiều trường hợp chọn put option nên giá của nó được đẩy lên cao dẫn đến chỉ số của VIX(CBOE Volatility) theo đó tăng cao.

Và trong chiều ngữ cảnh ngược lại, nếu các nhà đầu tư cảm thấy không có quá nhiều nguy cơ. Cảm giác thị trường đang ở mức ổn định không lo lắng, thì nhu cầu put option để bảo hiểm cho cổ phiếu của mình không cần thiết. Lượng mua giảm đi nên giá trị của chỉ số VIX cũng giảm, ta có thể suy ra thị trường trên đà ổn định.

Mối tương quan của chỉ số VIX đến thị trường chứng khoán

VIX được xem như là một trong các chỉ báo có giá trị hoàn toàn trái ngược với các chỉ số khác. Nó là công cụ có ích trong việc xác định liệu thị trường đang có phải ở vị trí cực đoan hay không. Và khi điều đó thành sự thật, nó thể hiện  dấu hiệu thị trường sắp sửa đảo ngược. Cụ thể như sau:

Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng sâu sắc đến chỉ số VIX(CBOE Volatility) 

Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng sâu sắc đến chỉ số VIX(CBOE Volatility) 

  • Khi thị trường chứng khoán tăng điểm, giá cổ phiếu đang chiếm ưu thế. Chỉ báo VIX(CBOE Volatility)  sẽ có chiều hướng đi ngang hoặc giảm.
  • Thị trường chứng khoán giảm điểm, giá trị cổ phiếu giảm sút. Chỉ báo này có chiều hướng trị số tăng lên khá nhanh. Đây được xem là thời điểm nỗi sợ hãi của nhà đầu tư tăng cao, họ hành động trạng thái bán để cắt lỗ. Khi đến một giai đoạn nhất định, chỉ số lại về đi ngang tức là thị trường đang dần ổn, nhà đầu tư ngừng bán để bắt đáy.
  • Nếu chỉ số tăng và VIX đồng thời tăng theo, thì khả năng tương lai thị trường đang trong ngắn hạn. Biểu hiện đó là chỉ số VIX ngày càng tăng song song theo thị trường. 
  • Nếu thị trường và chỉ số VIX có dấu hiệu đồng song giảm cúng lúc, khi đó nó đem đến dấu hiệu thị trường tạo đáy. Từ đó thị trường có thể phục hồi do nỗi sợ đã qua đi khi chỉ báo này giảm mạnh. 

Từ các phân tích trên, chúng ta có thể thấy mối tương quan sâu sắc giữa chỉ số VIX và thị trường. Tuy nhiên, mối liên hệ này không lúc nào cũng tuyệt chính xác cao, do là thị trường bị các yếu tố kỹ thuật  ảnh hưởng.

Một ví dụ điển hình về chỉ số VIX (CBOE Voalatility)

Vào năm tháng 2 năm 2020, một ví dụ điển hình là dịch covid đã xuất hiện, kéo theo nỗi sợ của hầu hết các nhà đầu tư. Dưới biểu đồ bạn có thể thấy rõ ràng, chỉ số VIX bật tăng từ giá trị 14, lên mức đỉnh là là 85 vào tháng 3 cùng năm. 

Chỉ báo VIX tăng cao trong những năm đại dịch covid

Chỉ báo VIX tăng cao trong những năm đại dịch covid

Kèm theo là thị trường chứng khoán giai đoạn đó bị bán tháo mạnh mẽ. Dần dần về sau, VIX dần hạ nhiệt xuống 24,25 theo chiều chứng khoán tăng trở lại. Và tiếp tục lại tăng lên mức 41 vào cuối tháng 10 cùng năm.

Ưu điểm của chỉ số VIX (CBOE Volatility)

  • Chỉ số VIX giúp đo lường biến động chính xác của thị trường, cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin quan trọng về rủi ro.
  • Chỉ số VIX rất phù hợp cho các nhà đầu sử dụng kết hợp chỉ số dow jones, s&f 500,.. Khi nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường, họ có thể linh hoạt chuyển các nguồn vốn qua kênh khác để đầu khi khi thị trường chứng khoán giảm. Các kênh khác để đầu tư ở đây thường thì là vàng, đầu tư những dòng tiền mang tính ổn định cao (USD,..). 
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số sợ hãi VIX

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số sợ hãi VIX

  • Chỉ số VIX giúp dự báo thị trường sụp đổ khi VIX liên tục tăng cao.
  • Cung cấp các thông tin giá trị về mức quá mua và quá bán của thị trường.

Nhược điểm của chỉ số VIX

  • Mối liên hệ tương quan của thị trường và chỉ số VIX có thể tách khỏi nhau khi thị trường có nhiều yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng.
  • VIX không phản ánh đúng chính xác rủi ro, dù có thể đo lường biến động nhưng không xác định chính xác nguyên nhân hay quy mô biến động. 
  • Chỉ phản ánh biến động thị trường chứng khoán, không dự đoán được trong các thị trường khác.
  • Mặc dù đưa ra được các thông tin giao động trên thị trường, nhưng VIX không dự báo được hướng đi tương lai của thị trường, hoặc dự báo nhưng độ chính xác không cao. 

Sử dụng chỉ báo VIX (CBOE Volatility) để đo lường tâm lý nhà đầu tư, là một trong những cách thông minh để phán đoán tình hình chung thị trường chứng khoán. Sử dụng chỉ báo VIX đồng thời áp dụng thêm các chỉ báo khác, để có  những chiến lược phù hợp, đúng đắn hơn trong từng giai đoạn. Bài viết được chia sẻ bởi YSradar.

 

Chia sẻ: clipboard facebook twitter goolge linkedin