Chỉ số ROC là gì? Công thức tính & cách vận dụng

Chỉ số ROC là một chỉ số định lượng quan trọng và đặc trưng trong thị trường tài chính. Nắm bắt cách xác định và vận dụng roc cho phép bạn đầu tư hiệu quả và an toàn hơn.
Chỉ số ROC là gì?
Tỷ lệ thay đổi giá hay chỉ số ROC ( tiếng Anh là Price rate of change ) là một chỉ báo kỹ thuật dựa trên đo lượng tỷ lệ phần trăm thay đổi giá giữa giá trị hiện tại và giá một số giai đoạn nhất định trước đây.
Những yếu tố được sử dụng để thể hiện trong chỉ số này là: sự phân kỳ, điều kiện quá mua, điều kiện quá bán và đường giao trung tâm ( mức 0 ). Chỉ số roc được biểu thị dựa trên mức 0, với chỉ báo di chuyển lên trên vào vùng dương nếu thay đổi giá tăng và chuyển sang vùng âm nếu thay đổi giá giảm. Khi giá đang tích lũy thì ROC sẽ có mức giao động gần như bằng 0.

Chỉ số ROC thể hiện tỷ lệ và tốc độ thay đổi trong xu hướng giá
Tầm quan trọng của chỉ số ROC
Tỷ lệ thay đổi giá là một chỉ báo động lượng không giới hạn được sử dụng trong phân tích kỹ thuật được đặt so với điểm mức 0. Trong kinh tế thì điều này đề cập đến giá cổ phiếu có nghĩa là:
- ROC tăng trên 0 thường xác nhận xu hướng giá cổ phiếu tăng.
- ROC giảm xuống dưới 0 thường cho thấy xu hướng giá cổ phiếu giảm.
- ROC nằm trên vùng dương cho thấy giá cổ phiếu vẫn trên đà tăng trưởng.
- ROC nằm trên vùng âm cho thấy giá cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Tỷ lệ thay đổi ROC không những cho ta biết xu hướng giá đang thay đổi cụ thể theo hướng nào mà còn thể hiện tốc độ thay đổi như thế nào. Nhờ đó các nhà giao dịch có thể cân nhắc mà đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.

ROC là cơ sở tín hiệu để các nhà đầu tư lựa chọn thời điểm giao dịch tốt nhất
Ý nghĩa kinh tế của chỉ số roc
Thông qua biểu đồ biểu thị chỉ số ROC, các nhà phân tích và nhà đầu tư có thể xác định được nhiều yếu tố quan trọng với độ chính xác cao như:
Thể hiện rõ ràng hiện tượng phân kỳ
Sự phân kỳ xảy ra khi giá của một cổ phiếu hoặc một tài sản khác di chuyển theo một hướng trong khi ROC lại di chuyển theo hướng ngược lại.
Hai xu hướng tăng trưởng chính là tăng và giảm nên phân kỳ cũng bao gồm 2 loại là phân kỳ âm và phân kỳ dương. Cụ thể như sau:
- Nếu giá tài sản đang tăng trong một khoảng thời gian trong khi ROC đang dần dần di chuyển xuống thấp hơn thì ROC đang cho thấy sự phân kỳ âm. Điều này báo hiệu sự thay đổi xu hướng giá có thể xảy ra theo hướng giảm.
- Nếu giá tài sản đang giảm trong một khoảng thời gian trong khi ROC đang dần dần di chuyển lên cao hơn thì ROC đang cho thấy sự phân kỳ dương. Điều này báo hiệu sự thay đổi xu hướng giá có thể xảy ra theo hướng tăng.

Chỉ số ROC gắn liền với hiện tượng phân kỳ
Hiện tượng phân kì là một tín hiệu thời gian kém. Vì sự phân kì có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài và không phải lúc nào cũng dẫn đến sự đảo chiều giá.
Dự đoán sự thay đổi xu hướng giá
Đường giao điểm 0 hay zero – line được sử dụng để báo hiệu sự thay đổi xu hướng. Tùy thuộc vào giá trị n được sử dụng, các tín hiệu này có thể đến sớm hơn sự thay đổi xu hướng ( giá trị n tương đối nhỏ) thật rất muộn trong sự thay đổi xu hướng ( giá trị n lớn hơn).
ROC rất dễ mắc phải hiện tượng Whipsaw ( đi răng cưa ). Điều này xảy ra khi giá hợp nhất và sự thay đổi giá co lại nên di chuyển chỉ báo về 0. Do đó chỉ báo này thường không được sử dụng trong mục đích giao dịch. Nó chỉ đơn giản là dùng để cảnh báo những nhà giao dịch rằng có sự thay đổi xu hướng sắp tới có thể sẽ diễn ra.

Chỉ số ROC hỗ trợ dự đoán xu hướng thay đổi giá
Xác định giá quá mua, quá bán
Mức quá mua và quá bán cũng sẽ được xác định thông qua chỉ số roc. Các mức này thường không có định và sẽ thay đổi tùy theo tài sản được giao dịch.
Các nhà đầu tư thường sẽ xem xét những giá trị ROC nào dẫn đến sự đảo ngược giá trong quá khứ. Và khi ROC đạt đến một chỉ số cực đoan thì các nhà giao dịch sẽ được cảnh báo cao độ và theo dõi thời điểm bắt đầu đảo chiều giá. Qua đó, một giao dịch có thể được cân nhắc thực hiện.
Tín hiệu của bong bóng thị trường
ROC cũng có thể là một chỉ báo hữu ích về bong bóng thị trường mặc dù động lượng tốt và các nhà giao dịch tìm kiếm được chứng khoán có ROC dương.
Nếu một quỹ đầu tư dựa vào chỉ số ( ETF ) hoặc quỷ tương hỗ trên thị trường chứng kiến sự tăng mạnh trong ngắn hạn thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường không bền vững. Nếu ROC của một chỉ số hoặc chứng khoán thị trường rộng lớn chạm mức trên 50%, thì các nhà đầu tư nên cảnh giác với bong bóng kinh tế.

Chỉ số ROC cũng giúp cảnh báo các bong bóng kinh tế
Công thức tính chỉ số ROC
Để tính toán chính xác được giá trị của chỉ số ROC, ta sử dụng công thức cố định như sau:
ROC =( ( giá đóng cửa P – giá đóng của P-n ) / giá đóng cửa P-n ) * 100
Trong đó:
- giá đóng cửa P là giá đóng của cửa phiên giao dịch gần nhất.
- giá đóng của P-n là giá đóng cửa của n kỳ trước.
- Đơn vị kết quả là phần trăm ( % ).
Các bước tính chỉ số roc như sau:
- Bước 1: Chọn một giá trị n bất kỳ. Giá trị này thu phụ thuộc vào mục đích đầu tư của nhà giao dịch là dài hạn hay ngắn hạn.
- Bước 2: Tìm giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất.
- Bước 3: Tìm giá đóng cửa của kỳ n cách n kỳ trước.
- Bước 4: Áp dụng công thức.
- Bước 5: Khi mỗi khoảng thời gian kết thúc, hãy tính một giá trị ROC mới.
Thế nào là một chỉ số ROC tốt
Bước quan trọng trong việc tính toán chỉ số roc là chọn giá trị n. Giá trị n là giá trị của giá hiện tại được so sánh với bao nhiêu kỳ trước. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chọn một giá trị n nhỏ, ví dụ như 9. Cái nhà đầu tư dài hạn thì có thể chọn một giá trị n tương đối lớn, chẳng hạn như 200.
Các giá trị nhỏ sẽ cho thấy ROC phản ứng nhanh hơn sự thay đổi giá nhưng điều đó cũng có nghĩa là có nhiều tín hiệu sai. Giá trị lớn hơn có nghĩa là ROC phản ứng chậm hơn nhưng bù lại các tín hiệu là có ý nghĩa và xác thực hơn.

Chỉ số ROC tốt có độ chính xác và mang tính hiện thực hóa cao
Cách vận dụng chỉ số ROC vào hoạt động đầu tư tài chính
Một vấn đề hạn chế khi sử dụng chỉ số roc là tính chính xác. Chỉ báo này rất dễ bị tình trạng Whipsap đặc biệt là xung quanh đường giao điểm 0. Vào những thời điểm như vậy có thể dẫn đến nhiều tín hiệu sai cho các giao dịch xu hướng.
Do đó, để tận dụng tối đa những giá trị mà ROC mang lại cho hoạt động đầu tư kinh doanh, bạn nên:
- Không lấy ROC làm tín hiệu chính cho những quyết định giao dịch và đầu tư.
- Chỉ sử dụng nó để xác nhận giao dịch nếu có các tín hiệu đảo chiều khác từ các chỉ báo và phương pháp phân tích khác.
- Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích song song với theo dõi ROC.
Trên đây là những thông tin cần biết về khái niệm cũng như công thức tính và ý nghĩa kinh tế của chỉ số ROC. Ngoài ra, một số lưu ý quan trọng sẽ giúp bạn vận dụng chỉ số ROC vào các hoạt động đầu tư một cách an toàn và hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công.