Chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/B trong chứng khoán

Chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/B trong chứng khoán

Chỉ số P/B là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư có thể xác định được giá cổ phiếu mục tiêu đang được định giá ở mức cao hay thấp so với giá trị thực tế. Để hiểu rõ hơn về chỉ số P/B là gì, ý nghĩa của chỉ số này trong đầu tư chứng khoán, hãy cùng Yuanta Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỉ lệ giá thị trường của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của chính cổ phiếu đó. Tỷ số này cho biết giá trị của mỗi cổ phiếu hiện đang gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp.

Chỉ số P/B được các nhà đầu tư sử dụng để dự đoán khả năng tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai cũng như để đánh giá xem giá trị cổ phiếu có bị định giá thấp hơn so với giá trị thực hay không, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư tối ưu nhất.

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B là gì?

Cách tính Chỉ số P/B

Chỉ số P/B được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Giá thị trường của một cổ phiếu = Giá thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm giao dịch

Công thức tính chỉ số P/B

Ví dụ:

Giả sử, công ty A đang có tổng tài sản là 100 tỷ đồng và nợ phải trả là 75 tỷ đồng. Công ty hiện có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, với giá mỗi cổ phiếu là 15,000 đồng.

Ta có:

Giá trị sổ sách của công ty A = 100 – 75 = 25 (tỷ đồng)

=> Giá trị số sách trên một cổ phiếu = 25,000,000,000/ 5,000,000 = 5,000

=> P/B =15,000/ 5,000 = 3

Vậy cổ phiếu của công ty A đang được bán với giá cao gấp 3 lần so với giá trị sổ sách của nó.

Hiện nay, các thông tin về hệ số P/B luôn có sẵn và dễ dàng tìm kiếm được trên các trang báo điện tử thông tin tài chính, chứng khoán. Do đó các nhà đầu tư không cần phải mất nhiều thời gian để tính toán nữa mà có thể nhanh chóng có được số liệu về tỉ số này.

Ý nghĩa của Chỉ số P/B

Tỉ lệ P/B phản ánh giá trị cổ phiếu trên thị trường đang cao hay thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của chỉ số P/B trong chứng khoán

  • Khi chỉ số P/B ở mức cao 

Cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào tương lai của cổ phiếu nên sẵn sàng trả một số tiền cao hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Chỉ số này ở mức cao có thể là nhờ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, hoặc tài sản của doanh nghiệp tuy ít nhưng tạo ra được nhiều lợi nhuận, hay có thể là do doanh nghiệp có giá trị tài sản vô hình khá lớn (điều này thường xảy ra ở các công ty công nghệ).

Mặt khác, nhà đầu tư nên quan tâm đến khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu nợ phải trả (nhất là nợ vay) quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp này đang lạm dụng đòn bẩy tài chính để giảm giá trị sổ sách xuống mức thấp, dẫn tới P/B sẽ cao. Nhưng việc giữ các khoản vay nợ ở mức cao sẽ có thể mang lại nhiều rủi ro lớn cho doanh nghiệp.

  • Khi chỉ số P/B ở mức thấp 

Phản ánh việc các nhà đầu tư đang đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan nên họ chỉ muốn chi trả mức giá thấp hơn cả giá trị sổ sách để mua cổ phiếu. 

Khi chỉ số này rơi xuống mức thấp hơn 1, có thể thị trường đang cho rằng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó đang bị thổi phồng quá mức. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không nên đầu tư vào cổ phiếu vì giá trị tài sản này sẽ sớm bị giảm về đúng giá trị thật của nó.

Tuy nhiên, một trường hợp khác có thể xảy ra, đó là do thu nhập trên tài sản của doanh nghiệp quá thấp dẫn đến P/B thấp. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư không cần phải quá lo lắng vì có khả năng doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục lại sau khủng hoảng, kết quả hoạt động kinh doanh có triển vọng sẽ tốt lên trong tương lai, giá trị cổ phiếu trên sổ sách lúc đó cũng sẽ tăng lên theo. Đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư mua vào và đón chờ lợi nhuận trong tương lai.

Ví dụ minh hoạ 

Sau đây sẽ là một số ví dụ về chỉ số P/B:

  • Chỉ số P/B của VCB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Việt Nam

Ví dụ về P/B của VCB (Nguồn: Cafef.vn)

Ta có: Giá thị trường của 1 cổ phiếu:  99,000 VND

Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu: 28,270 VND

Suy ra: Chỉ số P/B = 99,000/ 28,270= 3.5

Vậy chỉ số P/B của VCB đang được định giá khá cao, nhà đầu tư sẵn sàng chi trả hơn 3.5 lần giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu này.

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế khó có thể xác định chính xác chỉ số P/B ở mức bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, nên đầu tư vào các doanh nghiệp có P/B nằm trong mức được cho là phù hợp với P/B trung bình ngành  vì những doanh nghiệp này sẽ ổn định hơn, tồn tại ít rủi ro hơn và khả năng ứng biến khi gặp biến động sẽ nhạy hơn. 

Đối với các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán, họ sẽ thường quan tâm đến hai yếu tố chính:

  • Khi doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao và lợi nhuận từ cổ phiếu là bền vững thì chỉ số P/B càng cao càng tốt. 
  • Khi doanh nghiệp thiên về chất lượng nhiều hơn thì chỉ số P/B có thể không cần phải quá cao.

Bên cạnh đó, để xác định được P/B có đang ở mức tốt và cổ phiếu có đang được định giá đúng hay không, nhà đầu tư còn có thể so sánh chỉ số này với:

  • So sánh với đối thủ cùng ngành hoặc với mức trung bình ngành: Phụ thuộc vào từng ngành đặc thù và tình hình chung trên thị trường mà tỉ lệ P/B sẽ có mức độ cao thấp khác nhau. Với cùng một tỉ số P/B cụ thể, có thể nó là tốt với ngành này nhưng lại thể hiện trạng thái doanh nghiệp bất ổn ở một ngành khác. Do đó, việc so sánh sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được đánh giá khách quan hơn.
  • So sánh với số liệu P/B quá khứ của chính doanh nghiệp: giả định chỉ số P/B không đổi nhiều qua các năm trước, nhà đầu tư nên tiến hành mua vào ngay khi P/B thấp hơn đáng kể P/B trung bình quá khứ.

Chỉ số P/B ở mức bao nhiêu là tốt?

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Có thể định giá được cả những doanh nghiệp thua lỗ vì giá trị ghi sổ thường luôn dương nên định giá bằng P/B sẽ luôn là duơng. Trong khi đó EPS có thể âm trong nhiều trường hợp và lúc này P/E sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa. 
  • P/B ít khi thay đổi còn EPS thay đổi thường xuyên nên khi EPS biến động quá lớn, sử dụng P/B sẽ giúp nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn.
  • Phù hợp khi sử dụng phân tích công ty có phần lớn tài sản mang tính thanh khoản cao như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và đầu tư. 

Nhược  điểm

  • Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản vì đôi lúc giá trị sổ sách được ghi nhận từ nhiều năm trước và đến hiện tại thì không đúng nữa. Ví dụ một miếng đất của công ty là tài sản được ghi sổ từ 5 năm trước đến thời điểm hiện nay đã tăng giá lên hàng chục lần nhưng giá trị sổ sách chỉ ghi nhận được giá gốc ban đầu của miếng đất mà thôi. Chính vì vậy nếu chỉ dựa vào P/B để kết luận có nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty này là không chính xác.
  • Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp mà bỏ qua các giá trị tài sản vô hình như thương hiệu, phát minh sáng chế, tài sản trí tuệ, uy tín, … Tuy nhiên những giá trị vô hình này lại là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh, tăng lợi nhuận ròng từ đó làm tăng giá cổ phiếu.

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/B

Mối quan hệ giữa P/B và ROE

Theo các nghiên cứu từ Giáo sư Damodaran – Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York): “Yếu tố ảnh hưởng nhất đến chỉ số P/B chính là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)”. 

Cụ thể là khi:  Doanh nghiệp có ROE càng cao thì P/B càng lớn.

Nói cách khác, tỉ lệ P/B và ROE có mối tương quan đến nhau. Cùng xét công thức tính P/B và ROE để thấy được mối liên hệ này.

Ta có: P/B = Giá thị trường trên một cổ phiếu/ Vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu và ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu.

Cả P/B và ROE được dùng để đánh giá cổ phiếu từ hai khía cạnh khác nhau, tuy nhiên cả hai đều có điểm chung đó là bị ảnh hưởng bởi giá trị của vốn chủ sở hữu. Như vậy, P/B và ROE có mối liên hệ tương quan với nhau nên sẽ rất hiệu quả khi sử dụng hai yếu tố này song song với nhau để đánh giá cổ phiếu.

Sự tương quan này được thể hiện cụ thể qua phương trình sau:

Trong đó   r: mức độ rủi ro của công ty

g: tốc độ tăng trưởng ổn định trong n năm (g = (1 – tỷ lệ chi trả) ROE)

Công thức này phản ánh tỉ lệ giá trên giá trị sổ sách của một công ty ổn định được xác định bởi sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và chi phí vốn chủ sở hữu. Nếu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vượt quá giá vốn chủ sở hữu, thì giá sẽ vượt quá giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu; nếu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn giá vốn chủ sở hữu, thì giá sẽ thấp hơn giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu.

Vậy nên trong trường hợp nếu ROE thấp nhưng P/B lại cao thì chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đang được định giá quá cao và ngược lại, P/B thấp với ROE cao cho thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ hay quan tâm đến tỷ suất ROE của doanh nghiệp. Nếu ROE cao thì có thể cổ phiếu của doanh nghiệp này có tiềm năng thu được lợi nhuận tốt nên nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn giá trị sổ sách để có được cổ phiếu đó. Nhờ vậy mà P/B của doanh nghiệp cũng sẽ cao lên.

Từ đây, có thể rút ra rằng nhà đầu tư nên phân tích kỹ số liệu của cả P/B và ROE của doanh nghiệp qua nhiều năm để có cái nhìn tổng quan và đưa ra được quyết định tối ưu nhất cho mình.

Mối quan hệ giữa P/B và ROE

Bảng so sánh P/B và P/E

Chỉ số P/BChỉ số P/E
  • Thường dùng để đánh giá các doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao và lợi nhuận không ổn định như các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bất động sản, …
  • Khó đánh giá hơn do cần xác định giá trị thực của từng tài sản trong bảng cân đối kế toán.
  • Có thể đánh giá được các doanh nghiệp đang gặp thua lỗ, thậm chí là EPS bị biến động xuống âm.
  • Thường dùng để đánh giá các doanh nghiệp có mức lợi nhuận tương đối ổn định và ít biến động như các doanh nghiệp về sản xuất, …
  • Dễ đánh giá do mức độ sai lệch số liệu khá ít, chủ yếu là xem xét về dòng tiền kinh doanh để chứng thực nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.
  • Không thể đánh giá khi các doanh nghiệp gặp thua lỗ làm EPS rơi xuống giá trị âm.

Tóm lại, để có được kết quả đánh giá tối ưu nhất và đưa ra được quyết định đầu tư mang lại lợi nhuận cao thì nhà đầu tư nên vận dụng chỉ số P/B kết hợp với các chỉ số tài chính khác cũng như xem xét kỹ càng các yếu tố về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP, …

Trên đây là những kiến thức về chỉ số P/B mà Ysradar muốn giới thiệu đến bạn. Hy vong qua bài viết này, nhà đầu tư sẽ có thể hiểu hơn về P/B là gì và ý nghĩa của nó trong thị trường chứng khoán. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin về thị trường chứng khoán tại website Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam nhé!

Chia sẻ: clipboard facebook twitter goolge linkedin